鯉のぼり KOINOBORI
Cờ hình cá chép trong ngày của các cậu bé
KOINOBORI
Cờ hình cá chép trong ngày của các cậu bé.
Đối với một cậu bé người Mỹ còn ngây thơ như tôi thì mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh ở Nhật Bản thật đẹp đẽ. Từ những cánh hoa mận nở sớm tới những tràng pháo bông, những điểm sáng rực rỡ trong cảnh quan buồn tẻ, dường như tất cả đã được bố trí tài tình. Đỉnh cao của bối cảnh ấy là Koinobori, những con cá bằng vải hoặc giấy sặc sỡ, bồng bềnh trôi giữa bầu trời ấm áp. Và ngay từ lúc ấy tôi đã hiểu rằng, Nhật Bản sẽ hồi sinh từ thất bại rồi tiếp tục vươn lên.
Tất nhiên niềm hy vọng và lạc quan của tôi hồi ấy là bắt nguốn từ những con cá đầy thú vị mà người treo trên những cột tre trong vườn nhà. Vì tập quán này không phải là phổ biến nên đã có người phương Tây nghĩ rằng đây có lẽ là những lá cờ. Nhưng tại sao lại là hình những con cá? Rất nhiều người đã từng thắc mắc về điều này.
Cuối cùng tôi cũng có được lời giải thích. Đó là những con con cá chép dành cho những bé trai trong gia đình. Con cá dành cho cậu trai lớn nhất có thể dài 4,5m và thấp dần xuống là những con cá nhỏ hơn cho những cậu em. Đây là một hình thức kỷ niệm ngày của các cậu bé – ngày 5-5. Khi tôi hỏi tại sao lại chính là cá chép chứ không phải là loại cá khác thì nhận được câu trả lời rằng, vì đó là loài cá mang tiết nghĩa của con người.
Tôi không thật sự hiểu về lời giải thích này nhưng ít nhất tôi đã nhận ra vẻ ngoài thật rực rỡ, gây thích thú của hình những con cá chép này, điều phản ứng đúng sự nhạy cảm về mặt nhãn quan của trẻ em. Và có lẽ sẽ không thể có một trò mê tín nào được gắn với một tập quán đáng yêu đến thế.
Qua những điều hiểu được về Nhật Bản, cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng tiết nghĩa của con người Nhật Bản được nhắc đến đây chính là tiết nghĩa của người lính. Con cá chép được lựa chọn để làm hình ảnh biểu thị chính là vì lòng dũng cảm không sợ gian nguy của nó. Nó có thể bơi ngược dòng khi gặp nước, nhưng khi đặt trên thớt, dưới lưỡi dao, nó có thể chấp nhận số phận bị kết thúc thanh thản. Tôi còn được nghe nhiều chuyện khác về loài cá chép Nhật Bản như chuyện hàng đàn cá chép trở thành những đồng minh của đội tàu thuyền do Hoàng tử Jingu chỉ huy trong chuyến đưa quân sang Triều Tiên, hay chuyện ở những ngôi đền thờ thần Chiến tranh Hachiman đã sử dụng những lá bùa thờ hình cá chép thế nào…
Tuy nhiên, cũng từng có thời, biểu tượng Koinobori đã bị thay đổi hoàn toàn. Theo những điều tôi đọc được, vào thế kỷ thứ 17, khi những người dân thường chấp nhận một tập quán khác đi, tức là họ sử dụng và trưng bày kiếm cùng với áo giáp trong Ngày của những cậu bé, coi đó là biểu tượng của Võ sĩ đạo. Thật tuyệt vời cho đến ngày nay, hình ảnh Koinobori được sử dụng trở lại và trở thành biểu tượng hoàn toàn thích hợp cho đất nước Nhật Bản yêu chuộng hòa bình.
Điều này, có lẽ không còn trong phạm vi quan tâm của người Nhật Bản, bởi ngày nay, có gia đình thậm chí còn trao cả Koinobori cho con gái của họ nữa! Tuy nhiên, ngày của các cậu bé xưa kia, giờ đã trở thành Ngày của trẻ em trong lịch Nhật Bản nói chung, và cũng là ngày cuối cùng của một loạt những ngày nghỉ mà người Nhật Bản hiện đại muốn tận dụng để giải trí cùng gia đình trong “Tuần lễ Vàng”.
Theo tài liệu “VĂN HÓA NHẬT BẢN”-HOLLWAY BROWN
Tin liên quan
- MÙA XUÂN Ở NHẬT BẢN
- Chinh phục N5 - Đề 2
- Chinh phục N5 - Đề 1
- VALENTINE (LỄ TÌNH NHÂN) Ở NHẬT BẢN
- 鰻(うなぎ) LƯƠN , MÓN ĂN TOP TREND CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- 着物(きもの) KIMONO TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ NHẬT BẢN
- 帯(おび) KHĂN RỘNG THẮT NGANG BỤNG
- 桜(さくら) MÙA HOA ANH ĐÀO Ở NHẬT BẢN
- ひな祭(まつ)り
- “CON ĐƯỜNG “ HAY “BIỆN PHÁP” MANG Ý NGHĨA TRIẾT HỌC.
Liên hệ với Toumon để được tư vấn
Điện thoại
02835978668Nhật ngữ Toumon HCM
432/30 Tô Ký, Khu phố 5, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Tp. Hồ Chí Minh