ひな祭(まつ)り

NGÀY HỘI BÚP BÊ CỦA CÁC BÉ GÁI

Những bé gái Nhật Bản nhìn rất giống những con búp bê hoàn hảo. Đó là những con búp bê có khuôn mặt tròn trịa, được đặt trong lồng kính bởi chúng rất dễ vỡ và đắt tới mức người ta không dám đem ra chơi. Tuy vậy lại có rất ít những con búp bê hoàn hảo nhìn giống những em bé gái Nhật Bản thật sự.

         Có những nét đặc biệt là ngày 3-3, ngày Hội Búp Bê (hinamatsuri) lại cũng được coi là ngày của các bé gái Nhật Bản. Cũng có thể coi đây là ngày tôn vinh những nét đẹp của các bé gái. Trong ngày này, trọng tâm chú ý của mọi người là những con búp bê đẹp đẽ tới mức người ta không dám mơ tới việc chơi chung cùng chúng.

          Vào ngày hôm đó, các bé gái thường ăn mặc rất lộng lẫy, mời những người bạn của mình tới để cùng thưởng thức những món ăn tươi ngon và ngắm nhìn bộ sưu tập những con búp bê được sắp xếp một cách cầu kì trên giá hình bậc thang. Những con búp bê lúc này được sống trong một thế giới rực rỡ của những món ăn và đồ vật bé xíu. Khác với “những con búp bê ít rực rỡ hơn”, những con búp bê này không gợi nên tình cảm yêu mến mà chúng gần như mang tới cảm giác sợ hãi bởi bầu không khí linh thiêng và không khí thoát ra xung quanh.

          Mỗi một búp bê đầy đủ là thường có khoảng 15 con, gồm một Ông Vua, một bà Hoàng Hậu và đoàn tùy tùng của họ. Tất cả đều được trang điểm một cách đẹp đẽ. Nếu mua ở cửa hàng bách hóa nào đó, mỗi bộ như vậy được bán với giá hai ba trăm nghìn yên, còn những con búp bê được lưu truyền như một vật gia truyền thì gần như là vô giá. Mỗi bộ như vậy bao gồm cả một lô các loại đồ dùng cá nhân đi kèm, chẳng hạn như những chiếc hòm cỡ bằng bao diêm, các loại nhạc cụ, bộ bàn ghế với những món ăn ngot, một cây cam và một cây anh đào, thậm chí có cả một chiếc vali vẽ hình con bò chiến nữa. Đã có lần tôi đã thấy một chiếc máy khâu bằng sơn mài nhỏ xíu được thiết kế giống như chiếc máy khâu người ta đã thiết kế cho bà Murasaki từ thời Heian (Hòa An,794-1185.)

         Ngày xưa, bộ sưu tập những con búp bê và đồ vật này luôn được bổ sung khi trong gia đình có một cháu gái ra đời. Cho đến khi cô gái ấy đi lấy chồng, cô ta có thể mang theo phần của mình trong bộ sưu tập, và cô có thể bổ sung vào đó khi cô có con gái. Sau khi được đưa ra trưng bày khoảng vài tuần, những con búp bê này lại được người ta cất giữ một cách cẩn thận cùng với tất cả những của cải giá trị trong gia đình.  

        Hinamatsuri bắt nguồn từ một ghi thức rửa tội cổ xưa, theo đó người ta thì thầm tất cả tội lỗi của mình với những con búp bê giấy rồi thả chúng xuống sông. Nghi thức này bắt nguồn từ thói quen đi cắm trại ngoài trời vào mùa xuân của người Nhật Bản.

         Thời kỳ Edo (Giang Hộ, 1603 - 1867), những con búp bê bắt đầu được phỏng theo hình mẫu của triều đình và nó góp phần làm cho ngày Hội búp bê trở nên phổ biến, dù khi đó địa vị của người phụ nữ Nhật Bản còn bị coi nhẹ. Hinamatsuri là một dịp để các em bé gái cảm thấy mình quan trọng. Đây cũng là ngày hội của các em, là dịp các em mời các bạn trai tới nhà và đóng vai bà chủ.

Theo tài liệu “VĂN HÓA NHẬT BẢN” -ANGELA CARTER  

 


Tin liên quan

© Copyright 2018-2024 Công ty TNHH Đầu tư và Giáo dục Toumon. Thiết kế bởi Zozo