TÌM HIỂU NÉT VĂN HÓA NHẬT BẢN

Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng của ngày Tết truyền thống ở Nhật Bản, đâu đó chúng ta nhận thấy những nét tương đồng với văn hóa Việt.

Tết Nhật (Shougatsu) (Từ ngày 1/1 đến ngày 6/1)

 

Shougatsu (Tết Nhật) là một lễ hội của gia đình để nguyện cầu hạnh phúc, và nhiều điều tốt lành trong một năm. Nguyên Đán (buổi sáng đầu năm) được bắt đầu bằng việc “chúc mừng năm mới”. Trong gia đình mọi người cùng chúc nhau “Omedetou” (Omedetou được hiểu là chúc mừng trong tiếng Việt), tiếp theo cùng thực hiện nghi thức từng người chuyền tay nhau uống rượu Toso và ăn món Zouni (Zouni là món canh đầu năm, được nấu từ món bánh Mochi nấu với rau củ để dâng thần vào ngày Tết). Nghi thức ăn Zouni được gọi là “Zouni wo iwau” và cũng từ nghi thức này chúng ta cũng cho biết cách suy nghĩ của người Nhật về sinh mệnh con người, vong linh của những người đã mất tuần hoàn giống với tự nhiên.

Tết là ngày các linh hồn tăng lên và cũng là khi sinh mệnh mới ra đời. Thứ mang lại sức mạnh như vậy chính là bánh Mochi (bánh gạo) và rượu, chứa đựng một sức mạnh đặc biệt linh thiêng từ gạo.

1. Vị thần đón năm mới

Vị thần đón năm mới được gọi là “Toshigami”, “Shogatsusama” hoặc là “Toshitokujin”. Người dân Nhật Bản nghĩ rằng tổ tiên của gia đình, thần thánh đã ban tặng cho họ nhiều thứ và đặc biệt là mùa màng bội thu. Bọn trẻ con ngày xưa hát bài hát thiếu nhi và mong chờ ngày tết.

“ Vị thần ngày Tết đã đến đâu

Mặc dương xỉ vào làm áo mino

Lấy long vũ hạc làm chiếc nón

Lấy cọc cổng làm chiếc gậy

Dừng lại ở cây hồng dưới ngôi chùa

 

2. Kadomastu (Cây nêu ngày tết)

            

Kadomatsu là vật chủ của thần linh trú ẩn vào ngày Tết.  Khi vị thần Toshigama hạ giới sẽ chuyển vào trú ngụ ở đây.

Ở trước cửa tòa nhà cơ quan, công ty được trang trí một cặp Kadomatsu ở cả hai bên trái phải.

Ở trước nhà thì người Nhật thường trang trí bằng Matsukazari.

 

3. Shimekazari (Dây thừng trang trí Tết)

Shimekazari là dấu hiệu để biểu thị việc có mặt của thần linh đang ở đó. Shimekazari được căng ra ở những trụ cột lớn trong nhà, tủ tường, bàn thờ hoặc là hành lang, mục đích là tránh những điều xấu (những điều không may mắn, những đồ không sạch sẽ) đến gần.

Dây thừng trang trí ngày Tết phổ biến:

Kéo căng đầu dây lớn, to từ phía bên phải, sau đó sẽ xoắn vòng, kết lại theo hướng bên trái, đuôi dây sẽ không cắt đi, mà vẫn giữ nguyên dài. Đuôi dây hình rơm rạ này sẽ để ở trung tâm, sau đó treo Shide (được làm bằng giấy tạo thành hình bông lúa).

4. Cách làm Shide

Shide là vật tượng trưng cho hình dạng của bông lúa chín rũ xuống. Shide được treo vào Shimekazari và Kagamimochi. Cách làm Shide trải qua bốn bước:

Bước 1: Chuẩn bị khổ giấy làm ra 6 mảnh Shide dùng treo vào sợi dây thừng trong gia đình có kích cỡ là dọc 318mm x ngang 424mm.

Bước 2: Gấp A theo nếp gấp thung lũng

Bước 3: Tiếp tục gấp B (gấp mặt sau)

Bước 4: Gấp C theo nếp gấp thung lũng

 

5. Kagamimochi

Hình dáng của Bánh kagamimochi được cho là hình tượng của trái tim, đặt trong một bàn thờ shinto của gia đình (Kamidana) hay bàn thờ Phật. Người Nhật Bản nghĩ là bánh gạo mochi có hình tròn, màu trắng là biểu tượng của linh hồn. Người ta nói rằng bằng cách cho bánh Kagamimochi đã dâng cúng thần linh vào món zouni (món ăn ngày tết của Nhật) để ăn thì sẽ nhận được nguồn sức mạnh mới từ các vị thần.

+ Urajiro:

Urajiro là một loại dương xỉ, vì mặt dưới màu trắng nên người dân Nhật Bản gọi chúng là “Urajiro”. Vì hai chiếc lá có cuống hướng vào nhau tượng trưng cho sự hòa thuận, sự thuần khiết “cho dù đổi mặt dưới lên thì tâm hồn vẫn thanh khiết ”, và sự trường thọ đến răng long đầu bạc của 2 vợ chồng.

+ Sanbou: là một cái kệ đặt lễ vật dâng cúng lên thần phật và tổ tiên. Vì có lỗ mở ở ba hướng nên người ta gọi cái kệ “Sanbou” .

+ Quả cam đặt ở đỉnh Kagamimochi (Daidai):

 Vì chỉ ra quả 1 lần, sau đó 4~5 năm không ra quả nữa, trở thành loại quả hạnh phúc, may mắn

 

 

6. Tiền lì xì (Otoshidama)

Ý nghĩa nguyên bản của “Toshidama” là mòn quà tặng của người lớn cho trẻ con để biểu thị cảm xúc vui mừng trong năm mới. Cho dù bây giờ, người ta vẫn  mang đi sấp giấy viết chữ đẹp của Nhật, khăn tay hay khăn mùi soa để chúc Tết hay để chào hỏi người xung quanh. Quay trở về ngày xưa thì có rất nhiều quà tặng là thực phẩm, phổ biến là bánh gạo mochi.

 

7. Thăm viếng đầu năm (Nenshimawari)

Việc thăm viếng người quen và họ hàng vào năm mới gọi là “Nenshimawari”.  Mục đích của hoạt động này là chúc nhau những lời chúc vào đầu năm mới.

Trước hết, họ hàng sẽ tập hợp về nhà tổ, cúng viếng tổ tiên, chúc mừng ba mẹ còn đang sống, sau đó tiễn năm cũ đi và đón năm mới. Tiếp theo đó, người ta nói rằng để tiễn năm cũ đón năm mới thì phân chia thực hiện hai nghi thức là tạm biệt ngày cuối năm và chào đón  nguyên đán- ngày đầu năm. Tập quán này chỉ lan rộng trong phạm vi gia đình họ hàng là nenshimawari.

8. Món ăn “Osechi”

Món ăn “Osechi” có nghĩa là món ăn vào những ngày trọng đại gọi là “sekku- lễ hội theo mùa”, được chiêu đãi trong lễ hội cho bé gái (hinamatsuri), bánh mochi được gói bên ngoài bằng lá sồi vào tết đoan ngọ (lễ hội cho bé trai), mì soumen vào lễ hội thất tịch (hanataba), ..tất cả đều là món ăn “Osechi, hiện tại thì đây là món ăn chính thức trong ngày Tết của người Nhật, trong những dịp, nghi thức quan trọng trong một năm, rất nhiều loại món ăn chúc mừng được bày biện trong một hộp tráp nhiều tầng.

+ Đậu đen “mame”: Màu đen là màu của bùa hộ mệnh, tức là cầu chúc sức khỏe tốt và công việc thuận lợi

+ Gomame (làm việc đồng áng): “Gomame” có ý nghĩa cầu nguyện mùa màng bội thu, sau khi bón phân, lượng thu hoạch thông thường tầm năm mươi kiện rơm nên được gọi là “gomame”

+ Tatakigobou: Màu đen của gobou biểu thị cho màu sắc của một loài chim may mắn (mang những điều tốt lành đến chẳng hạn chim phượng hoàng) bay đến khi canh tác, cầu nguyện cho một năm bình an.

+ Trứng cá trích: là biểu tượng cho trẻ con.

 

9. Cách sắp thức ăn vào Jyubako (tráp đựng nhiều tầng)

Cũng có nhiều vùng không chọn Ojyu, thực phẩm được sử dụng cũng đa dạng.  Trong trường hợp tráp có ba tầng thì tầng 1 là người ta cho vào mittsuzakana - có nghĩa là ba loại cá (món cá chúc mừng) và yakutori (món khai vị), tầng 2 là người ta cho vào sunomono (những món ăn có giấm) và yakimono (đồ nướng), và tầng 3 là nimono (những món ăn đã được hầm hoặc ninh)

Tầng 1:  đậu đen, trứng cá trích, cá mòi con khô ( ở vừng kansai là tatakigobou- làm từ cây ngưu bàng), bào ngư, sushi cuộn bằng cá chình biển, miếng mực hình quả thông, buriteriyaki ( món cá trích nướng với súp tương ngọt), bạch tuộc luộc, sò nướng,....

Tầng 2:  dưa chua (củ cải, cà rốt, hồng ngâm chua), cá kohada ướp hạt kê, củ sen ngâm chua, thịt bò nướng, thịt ngan xông khói, thịt nguội,....

Tầng 3: củ năng hầm củ môn hầm, gobou hầm, nấm hương hầm, măng hầm, cuộn bằng rong  biển khô,.....

 

10. Ozouni

Bữa ăn vào buổi sáng của ba ngày đầu tiên của năm (ngày mùng 1- ngày mùng 3) sẽ được bắt đầu bằng món súp zouni. Hương vị zouni ở mỗi gia đình, mỗi địa phương được quyết định bởi nước hầm mochi và 4 yếu tố: cách làm nước súp, nguyên liệu nấu nước dùng dashi, loại sò, hình dạng báng mochi. Phần lớn ở Nhật, súp zouni theo phong cách của hai vùng Kantou và Kansai. Zouni là một món ăn mang đặc trưng của từng địa phương, không theo một tiêu chuẩn hóa nào.

+ Zouni vùng Kantou Nhật Bản sẽ cho bánh mochi dạng hình chữ nhật đã nướng vào nước súp (trong) đã ninh sẵn.

+ Zouni vùng kansai sẽ cho bánh gạo nhỏ hình tròn nấu cùng với nước súp miso.

+ Yanagihashi (đũa làm bằng cây liễu)

Khi ăn zouni, người Nhật thường sử dụng yanagihashi - được làm phình to phần thân, hai đầu thon, nhọn bằng thân gỗ màu trắng của cây yanagi (cây liễu). Phong bì bọc đũa có ghi tên mỗi cá nhân, vào ba ngày đầu năm người ta sẽ dùng những đôi đũa này.

 

11. Nhiều nguyên liệu được sử dụng trong món zounni

+Konnyaku (nguyên loại giống với thạch rau câu, tuy nhiên vị khác biệt so với ở Việt Nam)

+ Cà rốt

+Vỏ trái yuzu (được gọi nôm na là thanh yên, thuộc có múi, hình dạng giống cam quýt)

+ Thịt ngan(thịt vịt) hoặc thịt gà

+Rau mùi (ngò)

+Trứng cá hồi

+Đậu phụ (đậu hũ) nướng

+Cải bó xôi (rau bina)

+Cá ngừ khô lát mỏng

+Củ cải trắng

+Cá mặt trăng (là loại cá đặc sản của Nhật khi trời chuyển sang Đông)

+Khoai môn nhỏ (khoai sọ)

+Rau cải xanh                        

+Tôm

+ Kamaboko (chả cá Nhật Bản)

+Nấm đông cô (nấm hương)

+ Báng mochi dạng hình chữ nhật đã nướng lên hoặc là bánh mochi dạng hình tròn

 

12. Nguồn gốc rượu khai vị đầu xuân

“Toso” là loại rượu ngâm trong thuốc bắc có tên “Tososan”_pha trộn các loại thảo dược và hương liệu như hoa tiêu, cát cánh, quế với rượu Nhật Bản hay Mirin (loại rượu gạo tương tự như sake).

“Tososan” tương truyền là một loại thuốc có tiếng hiệu quả do Hoa Đà, danh y thời cuối Đông Hán của Trung Quốc, tạo ra như một loại thuốc phòng ngừa cảm lạnh thông thường và gửi cho người quen vào dịp cuối năm.

“Toso” còn mang ý nghĩa là ngăn chặn (tiêu diệt) tà khí, làm tâm hồn con người hồi sinh. Vào đầu năm, cả gia đình sẽ chuyền tay nhau ly rượu và uống để xua tà khí của 1 năm.

  • Dụng cụ uống rượu Toso

Nó là một dụng cụ mừng năm mới được sử dụng để uống rượu Toso. Vì lớp sơn mài phía trong bình rượu sẽ bị bong tróc nên sau khi sử dụng xong phải rửa và lau sạch hơi ẩm ngay.

 

 

13. Cách làm rượu khai vị Toso và cách rót rượu

  • Cách pha chế rượu Toso

Vào buổi tối của đêm giao thừa, ngâm 1 túi Tososan vào 180ml rượu Nhật Bản. Totosan được bán dưới dạng túi.

  • Cách rót rượu

Đầu tiên rót nhẹ nhàng, từ tốn

Tiếp theo rót mạnh hơn

Cuối cùng rót nhẹ và kéo dài

 

14. Cách uống rượu Toso

Thức uống được chuyền từ người trẻ đến người lớn tuổi. Cái này chứa đựng ước vọng “Trước tiên người trẻ nếm trước, người già nhận được tuổi trẻ và sức khỏe, có thể sống lâu hơn với con cháu”, trong cuốn Kinh Lễ, sách tóm tắt những lời dạy của nhà triết gia thời Trung Quốc cổ đại Khổng Tử có ghi. Vì toso đem lại may mắn nên dù trẻ em hay người không thể uống rượu vẫn có thể bắt chước uống.

 

15. Bình minh ngày đầu năm

Nếu tìm từ có chứa chữ Hán “Sơ” trong từ điển tiếng nhật sẽ tìm thấy rất nhiều từ. Chúng ta sẽ hiểu cách người Nhật đặt giá trị, ý nghĩa vào những chứ ghép có chứa từ “Sơ”. Đặc biệt cụm từ “Shohi no de” chứa đựng ý nghĩa đặc biệt là sự khởi đầu của 1 năm.

Tuy nhiên, trong cuộc điều tra gần đây, trong số 2000 học sinh tiểu học, tỷ lệ chưa từng thấy mặt trời mọc chiếm hơn 50%. Hãy thử trải nghiệm khoảnh khắc mặt trời mọc. Bạn sẽ có cảm giác thực sự sống trong thời gian tự nhiên.

 

16. Giấc mơ đầu tiên trong năm mới

Giấc mơ đầu tiên nhìn thấy trong năm mới gọi là “hatsuyume”. Dựa trên điềm báo tốt hay xấu trong giấc mơ đầu tiên mà có thể dự đoán vận may trong 1 năm.

Phong tục thấy giấc mơ đầu tiên trong năm phổ biến từ thời Edo. Người dân thời đó thường trải 1 loại tiền giấy gọi là “takarabune” dưới gối, trên đó có ghi lời bài hát “Kaibun (hồi văn)” , (tức là đọc xuôi hay đọc ngược thì âm tiết đều giống nhau), sau đó đọc 3 lần rồi ngủ thì sẽ có một giấc mơ đẹp.

Bài hát “Kaibun”:

ながきよの とおのねむりの みなめさめ

なみのりふねの おとのよきかな

  • Takarabune

Trên bức con thuyền Takarabune chất đầy kho báu có ghi bài hát Kaibun. Đây được cho là khúc ngâm của thái tử Shotoku.

 

17. Khai bút đầu năm

Hoạt động chắp bút viết chữ hoặc vẽ tranh đầu năm gọi là “Kakizome”. Thường tổ chức vào ngày 2/1 hằng năm. Ban đầu nó là hoạt động năm mới trong cung điện, gọi là “Kiyosho”, viết những bài thơ thịnh vượng hướng đến sự may mắn, thuận lợi (phương hướng thần linh đến).

Người ta nói rằng hoạt động khai bút năm mới được đưa vào các trường tiểu học cho trẻ em ở các thành phố lớn như Edo và Osaka vào thời đại Tenpo. Vào ngày đó, giáo viên sẽ làm bánh gạo Mochi, tổ chức rút thăm, là dịp các em học sinh rất mong chờ trong năm mới.

 

18. Trò Chơi Karuta

 

Karuta là 1 trò chơi tiêu biểu vào dịp năm mới, thời kỳ Heian được tạo ra từ những vật có vỏ sò liên kết lại với nhau. Ban đầu, người chơi sẽ tách vỏ sò thành vỏ bên trái và vỏ bên phải, sau đó, xếp vỏ sò bên phải lên sàn nhà, tiếp đến lấy ra 1 vỏ sò bên trái. Người nào tìm được nhiều vỏ sò bên phải ứng với vỏ sò bên trái thì sẽ thắng trong trò chơi này.

Sau này, người ta bắt đầu viết những bài thơ hay tranh vẽ vào những tờ giấy dày thay thế cho vỏ sò, hình thức này được du nhập từ Bồ Đào Nha,và nó được gọi là 「Uta-garuta」

 

19. Komamawashi (Trò Chơi Xoay Con Quay)

Trò chơi này có từ đời Đường bên Trung Quốc, thông qua nước Cao Ly được du nhập vào Nhật Bản nên được gọi là “Koma”. Vào thời kỳ Edo nó là trò chơi thân thuộc của các cậu bé trai. Phổ biến nhất trong số đó là, “baigoma (beigoma)”.

Lót tấm cao su kappa lên trên xô và cái chậu rửa , xoay beigoma (vật đúc có hình dạng vỏ sò) ở ngay trung tâm của chỗ lõm. Trò chơi này hơn thua nhau ở việc duy trì con quay quay càng lâu càng tốt (cuộc giao tranh tuổi thọ), con quay vừa xoay vừa hất tung con quay của đối thủ gọi là “Ategoma”.

Cách xoay Goma

  • Sau khi quấn dây ở phần trục mặt ngoài con quay thì kéo dài xuống quấn ở mặt dưới, mặt đáy cũng quấn dây quanh trục giống mặt trên từ trong ra ngoài
  • Hướng mặt ngoài lên trên, kẹp đầu dây ở giữa ngón út và ngón nhẫn, dùng cái và ngón trỏ cầm lấy con quay, ném con quay đồng thời dùng dây kéo mạnh

 

20. Trò Chơi Thả Diều

Con diều được sử dụng để tiên đoán khả năng thu hoạch nông sản, quân sự (dùng làm dấu hiệu hay tín hiệu ), khảo sát đất đai. Vào thời Edo, thú chơi thả diều đã trở nên phổ biến với nhiều hình dạng diều ra đời như diều dạng tranh ảnh, diều ghi chữ, hay diều hình con diều hâu. Tùy theo vùng mà thời điểm thả diều sẽ khác nhau. Việc thả diều vào mỗi độ tết đến dường như đã thành phong tục ở trung tâm Tokyo. Tên gọi của con diều cũng rất đa dạng tùy thuộc vào từng địa phương. Nếu mà các bạn thử tìm hiểu thì sẽ thấy đề tài này khá là thú vị.

 

21.Quả cầu Temari

Lịch sử của Temari đã có từ rất lâu đời, nó được bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời Nara. Ban đầu nó là một trò chơi của giới quý tộc tên là “Kemari”, đá và giữ bằng chân để quả cầu không rơi xuống. Hầu như, các tiểu thư con nhà quý tộc chỉ ngồi ở trong phòng chơi. Đến thời Edo, cùng với sự lưu truyền các bài hát Temari là những trò chơi thi đấu số lượng cũng được phổ biến.

  • Bài hát Terima

あんた方どこさBạn từ đâu/ 肥後さỞ Higo/ 肥後どこさHigo ở đâu/ 熊本さTỉnh Kumamoto/ せんばさSenba/ せんば山にはTrên núi Senba/ たぬきがおってさCó con lửng/ それを猟師がNgười thợ săn/ 鉄炮で撃ってBắn bằng súng trường/ 煮てさNấu chín/ 焼いてさNướng lên/ それを木の葉でたべってさĂn thịt nó bằng lá cây/ ちょいとかくせ。Chỉ một chút thôi

 

22. Trò đánh cầu Hanetsuki

Thời Heian, vào các ngày Tết ở Hoàng cung, người ta nghĩ trò chơi đánh cầu lông Hanetsuki sẽ giúp tiêu diệt muỗi và tránh được dịch bệnh ở trẻ em. Lông vũ ở đây là lông con chim trên cây đẹp

Cầu Hane vì làm từ hạt quả bồ hòn có màu đen “Mukuroji”, trông giống như con chuồn chuồn ăn muỗi nên được gọi là “Kokinoko”. Chiếc vợt gỗ hình chữ nhật có tay cầm được gọi là “Kokiita”

Hình thức thi đấu bằng cách vừa hát đếm vừa kéo dài càng lâu càng tốt gọi là Agehane, chơi 1 cặp hoặc 2 cặp lông cùng một lúc gọi là Oibane

 

23. Fukuwarai

Là trò chơi mà người chơi bị bịt mắt, lần lượt đặt lông mày, mắt, mũi, miệng lên trên tờ giấy vẽ sẵn đường nét khuôn mặt của “Otafuku”, ghép lại cho thành khuôn mặt hoàn chỉnh. Trong khi những người khác nói “mũi”, “mắt” thì lần lượt chuyền từng cái một cho người chơi. Tuy không có quy tắc chuyền nào cả, nhưng nếu nói “mũi” mà chuyền mắt thì phạm luật.

Trò chơi còn có tên gọi khác là “Tác phẩm bóng tối”

 

 

Nội dung bài viết sử dung một số thông tin trong quyển sách "日本の伝統行事・行事食"

 


Tin liên quan

© Copyright 2018-2024 Công ty TNHH Đầu tư và Giáo dục Toumon. Thiết kế bởi Zozo